Kế hoạch chuyên đề GD Kỹ năng sống cho trẻ Mầm non

KẾ HOẠCH
Thực hiện Chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non"
Năm học 2023 - 2024

Số kí hiệu Số: 201/KH - MNBMI
Ngày ban hành 16/10/2023
Ngày bắt đầu hiệu lực 16/10/2023
Thể loại Kế hoạch
Lĩnh vực Giáo dục
Cơ quan ban hành Trường Mầm non Bình Minh I
Người ký Khác

Nội dung

UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MN BÌNH MINH I
 
 

        Số: 201/KH - MNBMI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 

              Bình Minh, ngày 16 tháng 10  năm 2023
KẾ HOẠCH
Thực hiện Chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non"
                                                                                                             Năm học 2023 - 2024

Căn cứ kế hoạch số 611/GDĐT-GDMN ngày 01/9/2023 của Phòng GD&ĐT  Thanh Oai về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 cấp học mầm non.
          Thực hiện kế hoạch số 132/KH-MNBMI ngày 12 tháng 9 năm 2023 của trường Mầm non Bình Minh I về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 -2024.
          Trường Mầm non Bình Minh I xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề "Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non" như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
          1. Mục đích
          - Giúp trẻ khám phá bản thân và giáo dục trẻ các giá trị sống (Tự do, hạnh phúc, hòa bình, trung thực, giản dị, khiêm tốn, khoan dung, tôn trọng, trách nhiệm; yêu thương, hợp tác, đoàn kết).  
           -  Nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành, kỹ năng hoạt động nhóm và hình thành ở trẻ một số kỹ năng sống hằng ngày.
           -  Hình thành ở trẻ làm chủ bản thân, có khả năng thích ứng, biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong giao tiếp hằng ngày; Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng; Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn đúng đắn.
          - Đáp ứng nâng cao chất lượng giáo dục và yêu cầu, nguyện vọng của phụ huynh học sinh.
       2. Yêu cầu
          - Giáo viên nắm được nội dung giáo dục kỹ năng sống của trẻ để đưa vào kế họach từng chủ đề và lồng ghép, tích hợp trong các hoạt động một cách linh hoạt, phù hợp với từng độ tuổi.
        - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, khám phá, thực hành về kỹ năng sống …phù hợp với trẻ.
       - Việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo an toàn, nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, phát huy tính tự quản, chủ động, sáng tạo của HS;
- Căn cứ đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, khả năng, nhu cầu của học sinh, tránh việc tổ chức hình thức, quá tải, khiên cưỡng; Phải lấy tự nguyện của Phụ huynh học sinh, không gây áp lực, không ép buộc HS tham gia.
-  Không ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non của nhà trường.
          II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
          1. Kỹ năng giao tiếp
         - Giúp trẻ biết được các kỹ năng cần thiết khi giao tiếp với bạn cùng trang lứa, với thầy cô và người lớn... 
- Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác.
- Biết các đặt câu hỏi với thầy cô giáo và người lớn với các vấn đề chưa hiểu rõ.
          - Biết nói ra ý kiến của bản thân…
- Trẻ thể hiện khả năng sử dụng lời nói trong cuộc sống hằng ngày.
          - Phát âm đúng và rõ ràng.
           - Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt.
          - Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp: câu đơn, câu ghép, câu hỏi, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh.
          - Lời nói bày tỏ được cảm xúc hoặc nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân;.
          - Biết sử dụng lời nói để thoả thuận, trao đổi, hợp tác, chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động vui chơi.
          - Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe hiểu được;.
          - Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo đúng trình tự nhất định. 
        2. Kỹ năng bảo vệ bản thân.
- Tự lập trong việc mặc quần áo, đi giày, ăn uống, vệ sinh cá nhân.
- Biết cách phân biệt những loại thực phẩm an toàn và những loại có hại cho sức khỏe. 
- Biết ăn đa dạng các loại thực phẩm để đủ chất cho sự phát triển của cơ thể.
- Biết một số hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày có lợi cho sức khỏe, sự lớn lên và phát triển của cơ thể.
- Biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe. Trẻ có thể lựa chọn được một số thực phẩm khi được gọi tên nhóm: Thực phẩm giàu chất đạm, như thịt, cá,…; Thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng như rau, quả… Bên cạnh đó, trẻ kể được tên một số món ăn hằng ngày và dạng chế biến đơn giản: rau có thể luộc, nấu canh; thịt có thể luộc, chiên (rán), kho; gạo nấu cơm, nấu cháo;…
          - Biết được: ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống nước nấu (đun) sôi để khỏe mạnh; uống nhiều nước ngọt, nước có gas, ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì không có lợi cho sức khỏe;…
           - Biết thuốc lá có hại cho sức khỏe và thể hiện thái độ không đồng tình với người hút thuốc, hoặc tránh xa nơi có khói thuốc lá.
           - Trẻ biết được một số nguy cơ không an toàn và cần phòng tránh.
          - Biết bàn ủi, bếp điện, bếp lò đang đun, bình nước nóng,... là những vật dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần; không nghịch các vật sắc, nhọn.
          - Biết những nơi như: hồ, ao, bể chứa nước, giếng, bụi rậm,... là nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần;
          - Biết được nguy cơ không an toàn khi ăn và phòng tránh:
          + Biết tránh cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt dễ bị hóc sặc,...
          + Biết không tự ý uống thuốc;
          + Biết thức ăn có mùi ôi thiu, lá quả lạ, ăn vào có thể bị ngộ độc; uống rượu bia, cà phê, hút thuốc là không tốt cho sức khỏe.
          + Nhận biết được một số trường hợp không an toàn và gọi người giúp đỡ.
          + Biết gọi người lớn khi gặp trường hợp khẩn cấp: cháy, có bạn/ người rơi xuống nước, ngã chảy máu,...
          + Biết tránh những trường hợp không an toàn như: Khi người lạ bế ẵm, cho kẹo bánh, uống nước ngọt, rủ đi chơi; ra khỏi nhà, khu vực trường, lớp khi không được phép của người lớn, cô giáo.
          - Biết thực hiện những quy định ở trường, nơi công cộng về an toàn, như: Sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi; đi bộ trên hè, đi ngang đường phải có người lớn dắt; không leo trèo cây, ban công, tường rào,...
          - Biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy định của một số biển báo giao thông, biển báo nơi nguy hiểm.
          3. Kỹ năng tự tin thể hiện bản thân
          - Trẻ biết chấp nhận và cố gắng thực hiện công việc được giao;
          - Trẻ biết hài lòng khi hoàn thành công việc;
          - Chủ động và độc lập trong một số hoạt động đơn giản hằng ngày;
          - Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân: phát biểu ý kiến hoặc trả lời các câu hỏi của người khác một cách tự tin, rõ ràng, tự nhiên, lưu loát, không sợ sệt, e ngại.
- Trang bị cho trẻ khả năng vượt qua sợ hãi, kiềm chế sự nóng giận,… 
           - Trẻ có khả năng nhận biết trạng thái cảm xúc vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ,… qua tranh, qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói của người khác.
 - Biết bộc lộ cảm xúc vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ…
          - Biết an ủi hoặc chia vui với người thân và bạn bè.
          - Quan tâm, thích thú đối với các hiện tượng trong thiên nhiên.
          - Thích chăm sóc cây cối, con vật thân thuộc.
          - Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh.
          - Cố gắng kiềm chế những cảm xúc tiêu cực. 
          4. Kỹ năng hợp tác với người khác
           - Trẻ biết lắng nghe ý kiến của bạn, người khác.
          - Biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn.
          - Biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn.
          - Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn, thể hiện ở việc: Nhận và thực hiện vai của mình trong trò chơi của nhóm; tham gia vào việc tổ chức các  sự kiện của nhóm.
          - Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác. 
          Từ những kỹ năng sống được trang bị, dần dần hình thành các giá trị sống cho học sinh Mầm non.  Có 12 giá trị sống là: Giản dị, Hòa bình, Hạnh phúc, Hợp tác, Khiêm tốn, Khoan dung, Tự do, Thương yêu, Trách nhiệm, Trung thực, Đoàn kết, Tôn trọng. 
          III. ĐỐI TƯỢNG TRIỂN KHAI
1. Đối tượng
         Trẻ lớp Mẫu giáo 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi trong nhà trường.
2. Thời lượng, lịch giảng dạy
       - Thời lượng: 1 – 2 tiếp/ tuần, do GV các lớp trực tiếp tổ chức.
       - Lịch tổ chức: Vào các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần.
         3. Thời gian triển khai: Bắt đầu từ tuần 4 tháng 10/2023.
         4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị, bài giảng:
Bộ giáo án của Tiến sĩ: Trần Văn Tính – Giảng viên trường ĐHGD – ĐHQG.
Nhà trường đầu tư các trang thiết bị phù hợp phục vụ công tác giảng dạy tại trường để đạt hiệu quả tốt nhất.
        IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
          - Nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo" năm học 2023 - 2024. Tạo điều kiện cho GV trao đổi những kinh nghiệm về phương pháp tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ, trao đổi một số kinh nghiệm làm đồ dùng phục vụ hoạt động. Kinh nghiệm xử lý một số tình huống sư phạm trong quá trình giáo dục trẻ, cách  giao tiếp, trao đổi thông tin với phụ huynh.
- Nhà trường lập danh sách cho 100% cán bộ, giáo viên trong trường tham gia lớp tập huấn về giáo dục kỹ năng sống do Tiến sĩ Trần Văn Tính hướng dẫn.
        -  Cán bộ quản lý, các tổ chuyên môn, giáo viên các lớp MG chủ động phối hợp cùng nhà trường triển khai cho trẻ làm quen với Kỹ năng sống. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về nhà trường. 
          - Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các lớp theo đúng yêu cầu của nhà trường.
Trên đây là kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ  của trường mầm non Bình Minh I năm học 2023- 2024. Kính mong nhận đươc sự quan tâm chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo. 
Nơi nhận:
- Phòng GD & ĐT (để b/c);
- Ban giám hiệu nhà trường;
- Các lớp (để th/h)
- Lưu:VT./.

 
                        KT. HIỆU TRƯỞNG
                       PHÓ HIỆU TRƯỞNG



                        Trần Thị Thuý Nga


   








PHIÊN CHẾ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
Tháng 3-4 Tuổi 4-5 tuổi 5-6 tuổi
10/2023 - Bé biết xếp đồ dùng cá nhân
- Bé rèn kỹ năng rửa mặt
 
- KN vắt quần áo
- KN mời cơm khi ăn
- Rèn trẻ kỹ năng cất giường, chiếu đồ dùng cá nhân sau khi ngủ trưa.
- Rèn kỹ năng nói lời yêu thương, không làm tổn thương người khác
- Bé học kỹ năng nắng nghe và trả lời câu hỏi của cô
11/2023 - Biết lắng nghe khi nói chuyện
- Tập rèn kỹ năng mượn đồ chơi
- Bé rèn KN  nhận và đưa đồ bằng 2 tay
- KN CB bàn ăn
- KN quét nhà
-  Rèn trẻ kỹ năng rửa tay bằng xà phòng
 -  Rèn kỹ năng chải, cặp tóc đúng quy trình
 - Rèn kỹ năng cài khoá, đóng cúc đúng cách.
12/2023 -Bé học cách làm việc nhóm
-Bé học cách động viên bản thân
- Biết cách làm việc, hợp tác nhỏ
 
- KN sử dụng điện
- KN cầm bút
- Bé nhận thức mặc áo ẩm vào mùa đông
- Bé học cách buộc dây giày nhanh.
- Bé nhận biết và không ăn thức ăn nguy hiểm
01/2024 -Bé học cách ứng xử với người khác
-Bé rèn KN lịch sự khi nhà có khách
- Bé học cách lắng nghe
 
- KN cắm hoa
- KN nhặt rau muống
- KN cài khuy áo đúng cách
- KN quàng khăn
- Bé giới thiệu về 5-10 cây về 1 chủ đề bất kỳ
- Bé rèn kỹ năng từ chối
- Bé học cách ứng sử hành vi xấu.
02/2024 -Kỹ năng cầm dao, kéo
-Bé học cách ứng xử với đồ vật xung quanh
 
- KN xử lý khi bị lạc
- KN đeo gang tay
- KN gọi người lớn khi gặp sự cố
- Nhận thức và thực hành HV đúng
- Rèn bé nhận thức về lời hứa và sự trung thực
- Rèn kỹ năng, thoát hiểm ở chung cư
- Rèn kỹ năng chùi nước
3/2024 - Biết xếp ba lô cho một chuyến đi chơi
-Bé rèn kn đội mũ bảo hiểm
-Bé nhận biết kn thể hiện tình cảm bằng cách ôm
 
- KN nói lịch sự
- NB hành vi phù hợp với giới tính
- Bé học là người con hiếu thảo
- Tập cách đi đứng tự nhiên và lịch sự
- Bé giới thiệu 5-10 câu về bức tranh bất kỳ
- Rèn kỹ năng xử lý tình huống khi gặp nguy hiểm
- Bé rèn  kỹ năng tránh nơi có giòng điện đi qua
4/2024 - Học cách độn viên người khác
- KN dùng dao, kéo
- Học cách động viên bản thân
- Bé học là người con lịch sự
- Học cách chào hỏi trong giao tiếp
- Học cách mời lịch sự
- Biết cách nói để người khác vui
- Bé  rèn kỹ năng nhận biết thuốc uống
- Bé  học cách bảo vệ nguồn nước
5/2024 - Bé học cách động viên người khác
- Bé NB KN thể hiện TC
- Bé rèn KN thắt nơ
- Học cách từ chối lịch sự
- Rèn kỹ năng xin phép.
- KN nói với người lớn khi bị chảy máu
- KN khi ở nhà 1 mình
- Nhận thức về HV đẹp trong CS
- Bé học cách tranh luận
- Kỹ năng sử dụng điện nước tiết kiệm, đúng cách
















 

 File đính kèm

Các văn bản cùng thể loại "Kế hoạch"

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây