Văn hóa dân gian là tập hợp các sản phẩm phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho con người, những quy tắc được người bình dân đặt ra và gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Không phải ai cũng để ý, một số yếu tố văn hóa dân gian đã được khai thác rất thành công trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, tạo nên những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần độc đáo, có ý nghĩa.
Văn hóa dân gian có tính truyền miệng, tính tập thể, tính đa dạng và tính giản dị trong cách thể hiện.
Dù có nhiều hình thức thể hiện, nhưng nghệ thuật dân gian đều phản ánh chân thực cuộc sống, mà qua đó bạn bè quốc tế có thể hiểu được tâm hồn con người, đất nước và nền văn hóa lâu đời của Việt Nam.
Năm học 2023- 2024 nhà trường đã thực hiện mô hình “Giáo dục văn hoá dân gian thông qua hoạt động âm nhạc, văn học, trò chơi dân gian”
+ Xây dựng các hoạt động của trẻ lồng ghép văn hoá dân gian theo độ tuổi:
Hoạt động |
5 tuổi |
4 tuổi |
3 tuổi |
Nhà trẻ |
Trò chơi dân gian |
- Kéo co
- Rồng rắn lên mấy
- Bịt mắt đánh trống
- Bắt vịt
- Bịt mắt bắt dê
- Đá cầu
- Ô ăn quan
- Cá ngựa
- Trồng nụ trồng hoa
- Chơi mốt
- Nhảy bao bố
- Gấp còn mèo, con nghé ngọ, con sâu bằng lá
- Làm đồng hồ, chong chóng bằng lá
- Gấp thuyền, máy bay
- Đi cà kheo
- Nhảy sạp
- Chơi bắn bi, gảy chun vòng |
- Kéo co
- Tập tầm vông
- Bịt mắt bắt dê
- Mèo đuổi chuột
- Ô ăn quan
- Nu na nu nống
- Nhảy bao bố
- Cắp cua bỏ giỏ
- Chèo thuyền
- Nhảy bao bố
- Gấp còn mèo, con nghé ngọ, con sâu bằng lá
- Gấp thuyền, máy bay
- Đi cà kheo
- Nhảy sạp
- Chơi bắn bi, gảy chun vòng |
- Kéo co
- Kéo cưa lửa xẻ
- Bịt mắt bắt dê
- Nu na nu nống
- Lộn cầu vồng
- Cắp cua bỏ giỏ
- Cướp cờ
- Gấp còn mèo, con nghé ngọ, con sâu bằng lá
- Thả thuyền; phi máy bay
- Nhảy sạp
|
- Chi chi chành chành
- Kéo cưa lửa xẻ
- Nu na nu nống
- Lộn cầu vồng
- Cắp cua bỏ giỏ
- Dung dăng dung dẻ
- Thả thuyền; phi máy bay
|
+ Văn học (đồng dao – ca dao – tục ngữ)
+ Âm nhạc: các bài hát dân ca, hát du, các bài đồng dao được phổ nhạc như: Kéo cửa lửa xẻ; Thằng bờm...
Ảnh hoạt động âm nhạc "Kéo cưa lửa xẻ”lớp MG 3-4 tuổi
+ Góc dân gian, trò chơi dân gian được nhà trường lồng ghép tổ chức thường xuyên thông qua hoạt động góc, hoạt động ngoài trời và các tiết học.
Ảnh tổ chức trò chơi "Nu na nu nống; chi chi chành chành”
Nhóm trẻ 24-36 tháng.